Tin Thể Thao

Lật Sơ Mi Mất Bao Lâu Để Hoàn Toàn Hồi Phục?

Lật Sơ Mi Mất Bao Lâu Để Hoàn Toàn Hồi Phục?

Lật sơ mi, hay còn gọi là bong gân cổ chân hay lật cổ chân là tình trạng chấn thương thường gặp, xảy ra khi cổ chân bị xoay hoặc bẻ cong đột ngột khi chơi thể thao hoặc vận động không đúng cách. 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, thời gian hồi phục hoàn toàn có thể dao động từ vài ngày đến vài tháng. HPZone Sports sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về thời gian phục hồi trong bài viết này.

Chấn thương gây đau đớn từ bên trong cổ chân

Nguyên nhân chấn thương

Hầu hết tất cả những ai chơi bóng chuyền đều đã từng trải cảm giác đau đớn do bị lật sơ mi trong quá trình chơi bóng chuyền. 

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là việc vô ý đáp đất bằng chân sai tư thế khiến cho mắt cá phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể phía trên.

Ngoài ra, việc không trang bị đầy đủ các trang bị như giày thể thao hoặc băng cổ chân khi tập luyện và thi đấu cũng gián tiếp tăng cao tỉ lệ chấn thương các bộ phận và gây ra vấn đề này.


Cổ chân chịu lực tác động mạnh bất ngờ và tổn thương

Mức độ chấn thương

  1. Mức độ nhẹ: Dây chằng bị kéo dãn nhẹ, có thể có sưng tấy và đau nhẹ ở khớp cổ chân. Cơn đau tuy không mạnh nhưng có thể gây khó chịu và gây ra các vấn đề nghiêm trọn khác nếu không cẩn thận khi vận động. Thời gian hồi phục thường từ 2 đến 4 tuần.

  2. Mức độ trung bình: Mắt cá chân bị tổn thương một phần, có thể có sưng tấy và đau nhiều hơn. Cổ chân lúc này đã bị hạn chế nhiều cử động, cơn đau có thể dai dẳng, tăng giảm tuỳ thời tiết. Thời gian hồi phục thường từ 4 đến 8 tuần.

  3. Mức độ nặng: Trường hợp dây chằng bị rách hoàn toàn, có thể có sưng tấy và đau dữ dội. Đây là mức độ cao và nguy hiểm nhất, cần hoàn toàn hạn chế cử động mạnh ở chân, bó bột hoặc băng nạng để tránh tổn thương sâu hơn. Thời gian hồi phục thường từ 6 tháng đến 1 năm.


Vận động bất cẩn có thể dẫn đến chấn thương này

Quá trình hồi phục

Giai đoạn 1: Cấp tính (0-2 tuần)

  • Mục tiêu: Giảm đau, sưng tấy và viêm.

  • Phương pháp:

o    Nghỉ ngơi: Tránh vận động mạnh dây chằng, hạn chế đi lại nhiều, tuyệt đối không tham gia các hoạt động thể thao ở giai đoạn này.

o    Chườm đá: Giúp giảm đau và sưng tấy kịp thời. Có thể chườm bằng túi đá đều đặn 2 lần/ ngày hoặc sử dụng bình xịt lạnh thay thế

o    Nâng cao: Giúp máu lưu thông, giảm sưng tấy, tăng khả năng phục hồi và ngăn chặn tổn thương nặng hơn.

o    Băng ép: Nhằm hỗ trợ và hạn chế cử động bàn chân. Có thể sử dụng băng quấn thể thao thay thế. Lưu ý không băng quá chặt và bí.

o    Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện nếu cơn đau dữ dội kéo dài vào ban đêm.

Những cơn đau dữ dội xuất hiện ở giai đoạn đầu chấn thương

Giai đoạn 2: Phục hồi chức năng (2-6 tuần)

  • Mục tiêu: Tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của cổ chân.

  • Phương pháp:

o Vật lý trị liệu: Các bài tập nhẹ giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của cổ chân sau khi xương khớp đã ổn định.

o Tập vật lý trị liệu tại nhà: Có thể thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.

o Bơi lội: Hoạt động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe và phục hồi sự linh hoạt của cổ chân khi ở dưới nước. Lưu ý nên tập luyện cùng người thân để có sự hỗ trợ kịp thời.


Trị liệu vật lý khi cơ bản hồi phục

Giai đoạn 3: Trở lại hoạt động bình thường (6 tuần trở lên)

  • Mục tiêu: Quay trở lại các hoạt động bình thường trước khi xảy ra tình trạng chấn thương.

  • Phương pháp:

o    Bắt đầu từ từ với các hoạt động nhẹ nhàng và tăng dần cường độ theo thời gian. Nếu bạn cảm thấy cổ chân vẫn còn đau dù là rất nhẹ, đó có thể là nguy cơ tái phát trở lại. Cần chú ý và tránh chủ quan dẫn đến lặp lại chấn thương khi tập luyện.

o    Nghe cơ thể của bạn: Nếu bạn cảm thấy đau đớn khi chơi bóng chuyền dù cảm giác này không xuất hiện lúc bình thường, hãy ngừng lại và nghỉ ngơi. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn chưa thật sự sẵn sàng trờ lại các trận đấu hằng ngày.

o   Thường xuyên tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh và sự ổn định của cổ chân, phòng tránh tái phát. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ, giảm tối thiểu nguy cơ chấn thương mắt cá chân khi chơi thể thao như băng bảo vệ, các loại giày bóng chuyền chuyên dụng.


Có thể vận động bình thường trở lại

5 bài vật lý trị liệu lật sơ mi tại nhà


Lời kết: 

Lật sơ mi có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, với việc điều trị và phục hồi chức năng có kỷ luật, bạn có thể hoàn toàn hồi phục và quay trở lại các hoạt động bình thường.

Đừng quên đến với HPZone Sports, sắm ngay cho mình những trang bị tuyệt vời để cháy hết mình với đam mê tại đây nha: Authentic Volleyball Accessories.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trực tiếp các sản phẩm tại 2 chi nhánh của HPZone:

  • HPZone Sports chi nhánh Gò Vấp: 1127 Phan Văn Trị, phường 10, Gò Vấp, TPHCM.
  • HPZone Sports chi nhánh Thủ Đức: 220 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM
  • ZALO OA chăm sóc khách hàng: 0866100339

 

 

Đang xem: Lật Sơ Mi Mất Bao Lâu Để Hoàn Toàn Hồi Phục?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.